Xây dựng nông thôn mới thực chất và trước hết là xây dựng những người nông dân mới - người nông dân xã hội chủ nghĩa. Trong việc xây dựng con người mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn lấy đạo đức là gốc.
Đạo
đức là một hệ thống , những tư tưởng, tình cảm lớn của loài người, hướng con
người đi tới cái tốt, cái đẹp, cái đúng, gạt bỏ cái ác, cái xấu, cái sai. Đạo
đức là cái quý nhất, là linh hồn của một con người, một xã hội, một chế độ, một
nền văn minh. Cốt lõi của đạo đức cách mạng là chí công vô tư. Chí công vô tư
là nêu cao chủ nghĩa tập thể, từ bỏ chủ nghĩa cá nhân, sống và phấn đâu vì nhân
dân lao động, vì dân tộc mình và các dân tộc trên thế giới. Đạo đức nhằm giải
phóng con người và là đạo đức của những con người được giải phóng. Đạo đức gắn
với tài năng và cần cù lao động.
Xây
dựng nông thôn mới về mặt đạo đức trước hết phải làm cho no cơm, ấm áo, được
học hành, chữa bệnh. Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy: Có thực mới vực được đạo; dân dĩ
thực vi thiên (dân lấy ăn làm trời). Đạo đức của người nông dân mới xã hội chủ
nghĩa phải được xây dựng trên một nền tảng kinh tế định hướng đi lên chủ nghĩa
xã hội. Nhân dân Việt Nam
đi lên chủ nghĩa xã hội từ điểm xuất phát thấp kém về kinh tế kỹ thuật, từ một
nước vốn là thuộc địa nửa phong kiến, kinh tế nông nghiệp lạc hậu. Vì vậy Người
nhấn mạnh vai trò quyết định của con người và sự cần thiết phải xây dựng nền
đạo đức xã hội chủ nghĩa. Xây dựng những chuẩn mực đạo đức chung của con người
Việt Nam, nhưng cũng có
những nét đạo đức riêng của người nông dân Việt Nam đôn hậu chất phác. Đạo đức cổ
truyền của dân tộc ta khuyên dạy người đời ăn ở có tình, có nghĩa, có đức, có
nhân, biết trung, biết hiếu. Hồ Chí Minh đã đưa thế giới quan, nhân sinh quan
cộng sản chủ nghĩa vào những khái niệm đạo đức cổ truyền và biến nó thành những
chuẩn mực của một nền đạo đức mới để giáo dục nhân dân. Người dạy muốn no cơm,
ấm áo thì mọi người phải thi đua tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm,.
Nông dân phải cần kiệm xây dựng hợp tác xã nông nghiệp cho tốt, cho vững. Muốn
vậy “Cán bộ, ban quản trị phải công bằng, dân chủ. Mọi việc phải bàn bạc với xã
viên, sổ sách, tiền của phải rõ ràng, minh bạch. Xã viên phải đoàn kết chặt
chẽ, vui vẻ sản xuất, coi công việc hợp tác xã như công việc nhà mình”. Chủ tịch
Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh nước ta là một nước dân chủ, phải xây dựng một chế
độ dân chủ. Tức là xã viên phải nâng cao tinh thần làm chủ, cần kiệm xây dựng
Hợp tác xã và thi đua tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm. Nông thôn mới
là nông thôn của những người lao động, của những con người không chấp nhận sự
lười biếng. Nông thôn mới cũng là nơi thể hiện đậm đà văn hoá tình nghĩa, tình
làng nghĩa xóm. Nét đẹp của đại gia đình nông thôn là ở chỗ trên kính dưới
nhường, thương yêu gíup đỡ lẫn nhau, giúp đỡ những gia đình neo đơn, người già
yếu, gia đình thương binh, liệt sĩ.
Theo
Chủ tịch Hồ Chí Minh, để xây dựng nông thôn mới trước hết vấn đề cơ bản và lâu
dài là mỗi người phải tự xác định mình đã trở thành người chủ và phải luôn luôn
nêu cao tinh thần làm chủ. Phải thực hành dân chủ, nghĩa là mọi công việc đều
phải bàn bạc, cán bộ không được quan liêu mệnh lệnh, tuyệt đối chống tham ô,
lãng phí. Người chỉ rõ: Nông thôn mới được tạo lập bởi nhiều gia đình mới và
nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội. Xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia
đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Những ý kiến chỉ
dẫn của Người cho thấy tầm quan trọng to lớn của việc xây dựng gia đình mới, và
chỉ có xây dựng gia đình mới thì mới có nông thôn mới. Quan điểm của Hồ Chí
Minh về xây dựng gia đình mới gắn bó chặt chẽ giữa gia đình theo nghĩa hẹp, với
gia đình theo nghĩa rộng, chăm lo gia đình nhỏ là chăm lo cho hạt nhân của xã
hội. Hồ Chí Minh đặt việc xây dựng gia đình trong nhiệm vụ xây dựng nông thôn,
đặt nhiệm vụ xây dựng nông thôn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Nông thôn nước ta chiếm hơn 90% dân số, trong đó phụ nữ là một lực lượng
đáng kể. Quan tâm đúng mức đến phụ nữ là thể hiện truyền thống nhân văn của dân
tộc, là quan tâm đến gia đình, đến xây dựng nông thôn mới, cũng là xây dựng xã
hội mới. Theo Người, quan tâm đến gia đình nhỏ trước tiên là phải thực hiện nam
nữ bình quyền. Nam
nữ bình quyền “là một cuộc cách mạng khá to và khó… Phải cách mạng từng người,
từng gia đình, đến toàn dân. Dù to và khó nhưng nhất định thành công”. Trong
khi chú trọng xây dựng gia đình mới từ vật chất đến tinh thần, Hồ Chí Minh cũng
chỉ ra và phê phán những thói hư tật xấu trong gia đình như tệ đánh đập vợ, ép
duyên con, thói tảo hôn…Rõ ràng rằng gia đình nào cũng xây dựng được những mặt
tốt và gạt bỏ những mặt xấu như Hồ Chí Minh đã chỉ ra, tạo thành những gia đình
mới thì chúng ta sẽ có một nông thôn mới trên tất cả các mặt chính trị, kinh
tế, văn hoá, xã hội.